Bệnh chàm thể tạng là gì? Cách điều trị và chăm sóc bệnh nhân mắc bệnh

Bệnh chàm thể tạng là một dạng bệnh của bệnh chàm nói chung. Đây là căn bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ nhất là với những trẻ dưới 6 tháng tuổi. Người lớn cũng có một vài trường hợp mắc bệnh chàm thể tạng nhưng không nhiều. Vậy bệnh này có gây nguy hại và ảnh hưởng nhiều tới cơ thể hay không? Cùng tìm hiểu cách điều trị hiệu quả chứng bệnh này trong bài viết ngay sau đây.

>> Đọc thêm bài viết tại: Bệnh chàm - Eczema: Nguyên nhân, triệu chứng và cách đánh bay ngứa

Nguyên nhân nào gây ra bệnh chàm thể tạng ở trẻ

Theo như những thống kê đã được nghiên cứu trên thế giới hiện nay, có tới 15% số trẻ em trên thế giới bị mắc phải bệnh chàm thể tạng, bất kỳ giới tính nào cũng có thể mắc phải nhưng sẽ gặp nhiều ở bé gái hơn là bé trai. Những nguyên nhân cơ bản có thể gây ra tình trạng bệnh bao gồm như sau:

  • Nguyên nhân do vấn đề di truyền là nguyên nhân quan trọng nhất có thể gây ra bệnh cho trẻ. Nếu như bố mẹ hoặc ông bà có tiền sử mắc bệnh chàm hoặc viêm da cơ địa thì trẻ hoàn toàn có thể mắc phải bệnh chàm thể tạng khi chỉ vài tháng tuổi.

  • Bệnh chàm thể tạng thường xảy ra vào mùa lạnh, vậy nên nếu như trẻ sống ở nơi khí hậu lạnh cộng thêm với môi trường ô nhiễm thì rất dễ bị mắc bệnh.

  • Trẻ bị dị ứng với các tác nhân trong môi trường sinh sống như phấn hoa, nước hoa, lông vật nuôi trong nhà, một vài hóa chất, khói bụi, thức ăn,... Những tác nhân đó khiến trẻ bị mẩn ngứa và làn da bị kích ứng dẫn đến mắc bệnh.

  • Trong cơ thể của trẻ có sự rối loạn chuyển hóa và sự thay đổi các chất bên trong khiến cho dễ bị mắc bệnh hơn người bình thường. 

Triệu chứng điển hình của bệnh chàm thể tạng ở trẻ

Những triệu chứng điển hình của bệnh chàm thể tạng xảy ra ở trẻ được chia theo độ tuổi mà trẻ mắc phải. Mỗi một độ tuổi sẽ có triệu chứng mắc bệnh khác nhau mà bạn cần chú ý, cụ thể như sau:

  • Trẻ ở độ tuổi dưới 6 tháng tuổi: Đây là độ tuổi dễ mắc bệnh nhất. Làn da của trẻ bắt đầu có dấu hiệu bị khô và bong tróc, xuất hiện chủ yếu ở mặt hoặc da đầu. Hoặc có trường hợp xuất hiện mụn nước li ti trên mặt rồi bị vỡ ra gây ngứa ngáy cho trẻ.

  • Trẻ ở độ tuổi từ 2 tuổi trở lên: Bệnh có nguy cơ chuyển thành mãn tính do không được chữa khỏi khi còn khoảng 6 tháng tuổi. Lúc này mẩn ngứa sẽ xuất hiện không chỉ ở mặt mà còn ở tay hoặc chân. Làn da trở nên khô, sần sùi, nứt nẻ và dễ bong tróc gây ngứa ngáy. Nếu trẻ càng gãi thì sẽ càng trở nên ngứa ngáy hơn.

Những hướng điều trị bệnh chàm thể tạng một cách hiệu quả nhất

Để có thể điều trị dứt điểm bệnh chàm thể tạng ở trẻ một cách hiệu quả nhất, các bạn có thể thực hiện theo những cách như sau:

  • Luôn tắm cho trẻ bằng nước ấm với nhiệt độ bằng với nhiệt độ cơ thể, không được nóng hơn vì sẽ khiến da dễ bị tổn thương hơn.

  • Không nên sử dụng xà phòng hoặc sữa tắm khi da của trẻ đang mắc bệnh chàm thể tạng. Vì những loại hóa chất trong đó có thể gây kích ứng cho da và ngứa ngáy.

  • Không được cho trẻ tự gãi mỗi khi bị ngứa, cần bấm móng tay cho gọn để giúp trẻ không gây xước cho da.

  • Không nên cho trẻ sử dụng những loại thực phẩm có thể gây kích ứng cho da hoặc gây dị ứng cho trẻ. 

  • Sử dụng những loại kem bôi dưỡng ẩm hoặc những loại thuốc có thể giúp làm dịu đi triệu chứng bệnh của trẻ. 

  • Cho trẻ mặc những loại quần áo thoáng mát và có khả năng hút ẩm tốt. Tránh cho trẻ mặc những quần áo vải sợi nilon không co giãn hoặc nóng bức khiến trẻ ngứa ngáy khó chịu.


Như vậy, bệnh chàm thể tạng là căn bệnh xảy ra ở trẻ nhỏ cho nên phụ huynh cần đặc biệt lưu ý tới căn bệnh này. Từ đó sẽ giúp cho trẻ tránh được nguy cơ mắc bệnh và điều trị được bệnh một cách kịp thời. Hy vọng thông tin trong bài viết vừa rồi là hữu ích và giúp được bạn trong việc điều trị bệnh hiệu quả. Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết vừa rồi.

I BUILT MY SITE FOR FREE USING